Trần thạch cao là gì?
Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc liên kết vào kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Trần thạch cao còn được gọi là trần giả, là một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.
Kết cấu trần thạch cao
Trần thạch cao là kết cấu tổ hợp của các lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan.
– Các loại khung xương thạch cao mang công dụng chính là làm khung trụ chính, chỗ bám để treo các mảnh thạch cao, có tác dụng gia cố, tăng tính chịu lực và kéo dài tuổi thọ của công trình.
– Tấm trần thạch cao có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.
– Lớp sơn bả nhằm tạo độ nhẵn mịn, đều màu cho bề mặt trần
Ưu điểm của trần thạch cao
Trần thạch cao gồm hai loại: Trần nổi và trần chìm. Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng về mẫu mã cùng với đó là tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ lầm tưởng trần thạch cao là trần đúc thật.
Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Ngoài ra, thạch cao còn rất bền, mát, cách âm tốt, tạo được hoa văn theo ý thích và đặc biệt không bị nấm mốc.
Một số lưu ý khi sử dụng trần thạch cao
Để trần thạch cao được bền và đẹp lâu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
Thứ nhất, trần thạch cao rất kỵ nước, nước sẽ làm cho trần của bạn bị ố vàng, mất thẩm mỹ hoặc bị hỏng. Vì vậy trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước.
Thứ hai, thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại sẽ xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.